Phân biệt Động_vật_thuần_dạy

Một con sóc đang tiếp xúc với con người để kiếm ăn

Trong các ngôn ngữ khác nhau, từ thuần dạy hay dạy thuần (Tame) cũng giống như từ thuần hóa (Domestication). Tuy nhiên, trong ngôn ngữ tiếng Anh, hai từ này dùng để chỉ hai khái niệm trùng lặp một phần nhưng khác biệt, chúng có phạm vi giao nhau nhưng không giống nhau. Ví dụ như các loại súc vật hoang được tuy đã được xếp vào nhóm các loài vật được thuần hóa, nhưng lại có thể không được xem là những con vật được thuần dạy. Tương tự, thuần dạy cũng không giống như huấn luyện động vật, mặc dù trong một số ngữ cảnh, các thuật ngữ này có thể được sử dụng thay thế cho nhau.

Thuần dạy ngụ ý rằng con vật không chỉ chấp nhận sự gần gũi của con người mà còn ở mức tối thiểu sự đụng chạm của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng phổ biến hơn giới hạn nhãn "thuần dạy" hay thuần phục đối với động vật không đe dọa hoặc gây thương tích cho con người, những người không gây hại hoặc đe dọa chúng (ví dụ những con thú được dạy khôn trong các rạp xiếc). Sự thuần dạy hay dạy thuần, theo nghĩa này, nên được phân biệt với "xã hội hóa" (socialization), làm cho động vật trở nên hiền lành và thân thiện hơn, và chấp nhận con người hơn, trong đó động vật đối xử với con người giống như những con cá biệt trong giống loài của nó, chẳng hạn bằng cách cố gắng thống trị con người.

Thuần dạy, dạy thuần và thuần hóa là những khái niệm có liên quan nhưng riêng biệt. Thuần dạy là sự thay đổi hành vi có điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện của động vật hoang dã khi bản năng tránh mặt hoặc sự ẩn trốn một cách tự nhiên của nó đối với con người sẽ giảm đi và nó sẽ chấp nhận sự hiện diện của con người, nhưng ngược lại thì sự thuần hóa chính là sự biến đổi gen vĩnh viễn của một dòng giống lai tạo dẫn đến khuynh hướng di truyền đối với chúng cho phù hợp với mục đích của con người. Sự chọn lọc nhân tạo của con người bao gồm sự thuần hóa, nhưng việc thuần hóa sẽ không thể đạt được nếu không có phản ứng tiến hóa phù hợp.